Các bước để mở một cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm thành công
Hầu hết hiện nay, già trẻ lớn bé đều có nhu cầu sử dụng mỹ phẩm rất lớn. Thị trường tiềm năng đầy sôi động người sử dụng sản phẩm chăm sóc và làm đẹp. Không bỏ qua cơ hội này, nhiều bạn trẻ, nhiều công ty đã lên ý tưởng, chuẩn bị sẵn sàng ý chí kinh doanh mỹ phẩm.
Tuy nhiên, thực tế đặt ra là mấy ai hiểu và chuẩn bị được đầy đủ các điều kiện tiên quyết. Nhằm xây dựng một cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm riêng biệt. Nếu mọi người đang rơi vào tình trạng băn khoăn, lo lắng, không biết nên bắt đầu từ đâu?
Sẽ không còn phải lo lắng thêm nữa khi bạn theo dõi bài viết dưới đây
Mục Lục
- 1 Bước 1. Xác định được mặt hàng mỹ phẩm bán
- 2 Bước 2. Lập bảng kế hoạch chi tiết về kế hoạch kinh doanh
- 3 Bước 3. Phân tích được đối tượng khách hàng của bạn
- 4 Bước 4. Hoạch định được số vốn cần bỏ ra
- 5 Bước 5. Chọn mặt bằng, địa điểm mở cửa hàng
- 6 Bước 6. Nghiên cứu, đưa ra những cái nhìn khác nhau về thị trường
- 7 Bước 7. Hoàn thiện đăng ký thủ tục kinh doanh
- 8 Bước 8. Trang trí, bày trí cửa hàng
- 9 Bước 9. Tuyển dụng nhân viên
- 10 Bước 10. Quảng cáo tiếp thị bán hàng
Bước 1. Xác định được mặt hàng mỹ phẩm bán
Trên thị trường có vô vàn những thương hiệu mỹ phẩm trong nước và ngoài nước khác nhau. Bạn sẽ phải cân nhắc chọn lựa cho mình một thương hiệu mỹ phẩm nhất định. Đây là một bước khởi đầu hết sức quan trọng.

Trước đó, bạn phải thực hiện các cuộc khảo sát hoặc là phân tích những số liệu. Để cho thấy thị trường cần gì, sôi động gì, và dự đoán về xu hướng để có thể chọn lựa đúng.
Có thể bạn chọn các sản phẩm như đồ makeup, kem chống nắng, kem dưỡng, sữa rửa mặt từ các thương hiệu đến từ hàn quốc nổi tiếng nếu bạn có vốn lớn. Hoặc có thể bạn chọn những hiệu đến từ Việt Nam đang được tin dùng khác. Hoặc là một khả năng nữa là bạn tự gia công mỹ phẩm để tạo thương hiệu cho mình.
Vì sao mà chúng tôi nhắc đi nhắc lại là nên tìm hiểu kĩ. Tại vì tránh tình trạng chọn những sản phẩm không phù hợp với thị trường. Hoặc là những sản phẩm không chính hãng.
Bước 2. Lập bảng kế hoạch chi tiết về kế hoạch kinh doanh
Việc thành hay không là tùy thuộc vào suy tính của bạn. Được thể hiện qua bảng tính và kế hoạch kinh doanh đưa ra. Người xưa có câu:”Nói thì dễ mà làm thì khó”. Có nói thì phải viết ra để mà có thể thực hiện nó.
Thông thường bảng kế hoạch cửa hàng bán lẻ mỹ phẩm bao gồm như sau. Nghiệp vụ, mục tiêu, chí phí vật chất chính, chi phí phát sinh phụ đề xuất, đối tượng khách hàng mục tiêu, phân tích đối thủ, kế hoạch quảng cáo…

Kế hoạch sẽ giúp bạn đi đúng hướng. Mà nếu có sai lệch bạn cũng có thể biết rằng mình đang đi đâu, lệch ở đâu để có thể điều chỉnh. Đồng thời bản kế hoạch kinh doanh còn giúp bạn nhìn rõ được những gì mình cần làm. Cùng với đó là các bước tiếp theo mình phải đi. Nó như 1 bản đồ thu nhỏ chỉ lối khi bạn mất phương hướng.
Bước 3. Phân tích được đối tượng khách hàng của bạn
Bất cứ công việc kinh doanh nào cũng sẽ phải bắt buộc phải phân tích và xác định khách hàng. Không quá cầu kì như các công ty lớn, có thể bạn chọn cách nhìn nhận bằng chủ quan. Hoặc bạn có thể khảo sát thị trường khách quan thay vì phân tích data.
Trước khi bắt đầu kinh doanh, trong đầu bạn đã định hướng được đối tượng khách hàng phù hợp với sản phẩm mà bạn bán. Khách hàng sẽ ở độ tuổi nào, thói quen, sở thích, thu nhập… Đặc biệt, họ là nhân viên văn phòng, học sinh, doanh nhân thành đạt hay là vùng nông thôn đa thành phần…
Từ việc đó, có thể bạn đã xác định được đối tượng khách hàng và thị trường quanh mình. Trong một số trường hợp có thể bạn sẽ phải điều chỉnh lại mặt hàng theo khách hàng.
Bước 4. Hoạch định được số vốn cần bỏ ra
Nhắc đến vốn ở đây không đơn thuần là một khoản vốn mà nó được chia thành các khoản như:
- Vốn nguồn hàng mỹ phẩm: Đôi lúc bạn tự hỏi mở cửa hàng cần bao nhiêu vốn nhập hàng. Mỹ phẩm cần bao nhiêu tiền để nhập? Việc phân bổ ngân sách cho lần nhập hàng đầu tiên đòi hỏi kinh nghiệm nhưng bạn chưa có kinh nghiệm thì phải làm sao?
- Đây là khoản vốn chiếm tỉ lệ lớn nhất, bạn cần cân nhắc kĩ. Hạn chế tối đa rủi ro thì bạn cần có nguồn hàng uy tín, sản phẩm được nhiều người biết đến. Thông thường, ở lần nhập hàng đầu tiên, mỗi người sẽ chi 70 -100 triệu cho nguồn hàng của cửa hàng mỹ phẩm nhỏ.

- Chi phí thuê mặt bằng: Tùy vào diện tích và vị trí của mặt bằng mà bạn chọn mà giá thành và chi phí khác nhau. Nếu chi phí mặt bằng quá cao. Thì bạn nên xem xét lại tại vì cần phân bổ hợp lí giữa chi phí mặt bằng và chi phí khác cao hơn.
- Thông thường đối với chi phí mặt bằng mà bạn thuê dao động vào khoảng 10 -15 triệu là trong ngân sách cho phép,. Và thường là phải đặt cọc trước từ 1-3 tháng.
- Chi phí thuê nhân viên: Nếu quy mô cửa hàng của bạn nhỏ và có sẵn nhân lực là người thân, thì khoản chi phí này bạn không cần phải tốn. Tuy nhiên, với những người cần thuê nhân lực thì đó lại là bài toán phải tính.
- Tìm đúng người có đủ kinh nghiệm, nhiệt huyết và thật thà. Đặc biệt phải am hiểu về sản phẩm, có khả năng học hỏi. Thông thường, mức lương trả cho nhân viên cũng phụ thuộc vào khu vực bạn đang sinh sống.
- Vốn dự trù hoạt động cho các khoản phát sinh. Sau khi hoàn tất một số bước trên, cửa hàng đi vào hoạt động. Thì tất nhiên cần chi phí khác như điện nước, mua trang thiết bị . Chưa thu hồi được vốn và phải duy trì cửa hàng thì cần một số chi phí suy trì. Vì vậy bạn cần vạch ra những chi phí quan trọng phát sinh một cách rõ ràng.
Bước 5. Chọn mặt bằng, địa điểm mở cửa hàng

Vị trí địa lí, địa điểm cũng là một yếu tố then chốt tạo nên thành công của kinh doanh mỹ phẩm. Có lẽ là đối với mỹ phẩm, việc chọn các địa điểm nhiều dân cư, ngã ba, ngã tư, hoặc trung tâm thành phố là thuận lợi nhất.
Nếu bạn không đủ vốn để thuê một mặt bằng đẹp thì bạn có thể thuê trong ngõ. Tuy nhiên, đối với địa điểm này, bạn nên có kế hoạch về marketing vững chắc.
Bước 6. Nghiên cứu, đưa ra những cái nhìn khác nhau về thị trường
Sau khi thực hiện các bước trên, bạn cần nghiên cứu về thị trường mỹ phẩm. Khảo sát về nhu cầu của đối tượng, giá thành của đối thủ bán trên thị trường. Và đặc biệt nghiên cứu chiến lược thị trường của đối thủ.
Từ những số liệu thu được, bạn có thể dự trù được chi phí và lợi nhuận hàng tháng, thời gian để hòa vốn và các phương thức hiệu quả. Nhưng nếu bạn không chuyên trong việc này thì cần tìm một đơn vị tư vấn và thay bạn nghiên cứu việc này để đảm bảo hiệu quả.
Bước 7. Hoàn thiện đăng ký thủ tục kinh doanh
Đây là bước mà bạn phải làm nếu muốn được kinh doanh. Bạn cần phải thực hiên đăng kí để có tên doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, sản phẩm bán và đặc beietj là phải đóng thuế doanh nghiệp.
Để kinh doanh hợp pháp thì việc đăng kí này bắt buộc phải thực hiện. Bạn nên chọn cho mình cái tên thương hiệu ngắn gọn, dễ nhớ và đi vào lòng người nhất.
Bước 8. Trang trí, bày trí cửa hàng
Dựa trên đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến để bố trí cửa hàng cho đúng. Với tuổi teen cần tạo một cửa hàng thật nổi bật, thu hút với phong cách lạ hoặc theo xu hướng. Đối với người trung niên, nên chọn phong cách nhã nhặn, đơn giản.
Luôn giữ vệ sinh quanh cửa hàng sạch sẽ để tạo sự gần gũi với khách hàng. Đặc biệt, để dễ dàng quản lí cần trang bị máy in hóa đơn, máy quét mã vạch.
Bước 9. Tuyển dụng nhân viên

Tùy quy mô cửa hàng mà bạn tuyển chọn nhiều hay ít nhân viên. Không thể bạn có mặt mãi trên cửa hàng được. Do đó thuê một người nhân viên thay bạn trông coi và bán hàng cũng là một điều nên làm.
Người có tố chất bán hàng, vui vẻ, ham học hỏi và đặc biệt biết sử dụng các phần mềm bán hàng càng tốt.
Bước 10. Quảng cáo tiếp thị bán hàng
Quảng cáo tiếp thị bán hàng cần được đẩy mạnh sau khi các bước trước hoàn thành. Vì cửa hàng mới mở, thương hiệu cũng mới lạ so với mọi người. Bạn cần quảng bá hình ảnh của mình để tiếp cận với nhiều người hơn.
Có đa dạng các hình thức quảng cáo khác nhau được sử dụng đó là: quảng cáo mạng xã hội, quảng cáo google, email marketing, phát tờ rơi, băng rôn…
Tuy nhiên, việc quảng cáo thương hiệu không chỉ là ngày một ngày hai mà là một quá trình dài. Bạn lại phải quản lí, lên kế hoạch marketing cho cửa hàng. Điều này quả thật làm đã không hề dễ dàng huống hồ gì là phải lên cả chiến lược cho nó. Đòi hỏi nguồn nhân lực dồi dào và am hiểu.
Vậy nên giải pháp thiết thực nhất là bạn nên thuê một phòng marketing ngoài, họ sẽ nghiên cứu và cho bạn một bản kế hoạch đầy đủ làm tiền đề cho sau này. Hoặc là họ sẽ giúp bạn quảng bá thương hiệu trong thời gian đầu mới gia nhập ngành.
3C Mar là đơn vị cung cấp các gói dịch vụ marketing giúp bạn giải quyết các vấn đề khó khăn nhất trong marketing kíp thời. Đồng thời, giúp bạn có thể yên tâm kinh doanh vì có một phòng marketing thuê ngoài chuyên nghiệp như chúng tôi.
- Số điện thoại: 0983 000 760
- Trụ sở chính: 203, Ông Ích Khiêm, Quận Hải Châu, Tp. Đà Nẵng
- Chi nhánh HCM: 127 Bạch Đằng, P2, Quận Tân Bình
- Chi nhánh Hà Nội: B16 KĐT liền kề, ngõ 14 Liên Cơ, Q.Nam Từ Liêm
Trả lời