Cạn ý tưởng? Tìm ý tưởng Content ở đâu?
Trải lòng dân Amater khi bị cạn ý tưởng và con đường tìm ý tưởng Content. “Bí” trong thế bí, đó chính là tôi. Một cô bé học Thương mại điện tử, chưa tiếp xúc hay có bất kì kinh nghiệm gì về việc viết lách. Thế mà cuộc đời đưa đẩy làm sao tôi bẻ lái quay ngoắt làm Marketer.
Vận kiếm cơm của tôi gắn liền với Content Facebook và Website. Mỗi ngày, cần phải nghĩ ra những ý tưởng hay ho để viết cho nó, viết cho người đọc. Nhưng ý tưởng đâu ra đây, ngày nào cũng phải có ý tưởng ư? Đấy là câu hỏi của tôi mới thời đầu bước chân vào con đường này.
Stress không ngủ được, vật vờ suy nghĩ, ám ảnh… Chính tôi bị như vậy đấy. Có thể các bạn cho đấy là hai hước, đâu ra nghiêm trọng đến vậy. Nhưng những gì tôi trải qua là vậy;. Nên trong bài viết này, tôi mới trải lòng. Kể lại câu chuyện và gợi ý những cách mà tôi áp dụng để vượt qua nó.
Ý tưởng, đôi khi là thứ khiến dân Content rơi vào thế bí. Không phải ai, lúc nào cũng có ý tưởng trong đầu. Tôi sẽ chia sẻ những cách mà mình áp dụng để tìm ra ý tưởng mới. Và những cách mà tôi sưu tập được nhưng chưa áp dụng. Tất cả trọn vẹn trong chính bài viết này của tôi.
Mục Lục
Dựa vào chiến lược của doanh nghiệp
Bất cứ một Doanh nghiệp nào cũng sẽ lập một chiến lược Marketing hoặc chiến lược kinh doanh cho tháng hoặc quý, năm. Bắt đầu từ việc phân tích chiến lược sẽ cho thấy trong thời gian đến nên tập trung vào đẩy mạnh sản phẩm gì, chủ đề gì, kênh truyền thông gì.
Bám sát những tiêu chí, mục tiêu có trong chiến lược để đề ra các ý tưởng. Giúp ý tưởng không bị lan man và sai với với chiến lược.
Trong mỗi bản chiến lược hoặc kế hoạch luôn có mục tiêu khách hàng. Họ sẽ là ai, chúng ta đẩy mạnh cung cấp gì cho họ, chúng ta nhận được gì từ họ. Hình thành nên ý tưởng cũng là từ insight khách hàng. Ý tưởng đưa ra mục đích cuối cùng cũng là vì khách hàng. Vậy nên, giải pháp tốt, giải quyết vấn đề tốt trong chính content của bạn. Là điều dễ gây sự đồng cảm với khách hàng.
Kế hoạch sẽ thay đổi tùy vào tình hình kinh doanh và thị trường. Như đợt dịch covid vừa qua. Nếu bạn làm về mỹ phẩm, bạn sẽ phải thay đổi chiến lược kinh doanh từ sản phẩm makeup qua skincare. Vì xu hướng người dùng thay đổi, ở nhà chăm sóc da nhiều hơn là makeup. Vậy idea lại chuyển đến các mẹo skincare, sản phẩm skincare độc đáo, dễ tác dụng lên da.
Ý tưởng từ đối tác, đối thủ
Cách này, tôi sử dụng rất nhiều. Có thể là bạn cũng đã từng sử dụng rồi đúng không. Nhưng cảnh báo là nó chỉ hữu dụng cho những người thực sự biết áp dụng. Thực tế cho thấy, mỗi người có mỗi cách nhìn khác nhau. Học hỏi những idea hay từ đối thủ có thể là nguồn sáng tạo cho chúng ta.
Cũ người – mới ta, những lúc bí ý tưởng, tôi lại sang xem đối thủ họ làm gì, họ đang triển khai gì, thu hút khách hay không. Mình có nên triển khai những thứ tương tự, mà vẫn đánh trúng tâm lý khách hàng như vậy?
Một cách hay ho khác nữa mà tôi áp dụng. Đó là lần mò các web nước ngoài trong cùng lĩnh vực. Những web này, thường xuyên có những bài viết, ý tưởng “đi trước thời đại”. Đây là ý tưởng cho việc viết bài về chủ đề cung cấp, cập nhật thông tin. Bạn muốn ý tưởng của mình là đi đầu, nổi bật hơn thì cần xâu chuỗi những thông tin mà mình học được từ những website nước ngoài này nhé.
Ý tưởng đến từ thực tế
Việc bí ý tưởng làm tôi phải đau đầu. Nhưng, ngừng công việc lại, ngừng nghĩ. Thư giãn, quan sát cuộc sống đang chuyển động. Đứng lên và thư giãn một chút. Ý tưởng có thể bất chợt đến. Có thể đó là một từ, một câu nói, một hình ảnh, tôi cũng lập tức ghi, vẽ nó lại. Từ đó, dùng những công cụ hỗ trợ như Google để tìm kiếm và triển khai nó.
Hoặc có thể thực tế bắt nguồn từ những từ ngữ, xu hướng người dùng quan tâm. Tôi thường lên Google Trend cập nhật sự quan tâm của công đồng. Có thể những quan tâm đấy không liên quan đến ngành nghề mà tôi đang viết. Nhưng! mọi sự liên quan là do chúng ta tạo nên mà. Tôi cố viết nó ra giấy và nối các cụm từ đó với key sản phẩm/ dịch vụ mà tôi đang làm. Thế là có ý tưởng ngay, dù là hài hước, chính luận hay bất cứ chủ đề gì thì nó cũng sẽ làm xu hướng tìm và đọc của người dùng.
Lướt Pinterest
Wow, tôi đọc được cách này ở trên trang chuyên Content trên Facebook đấy. Tôi đã thử, và thấy nó có tác dụng chỉ đối với một số ngành nhất định. Có lẽ, do tôi chưa áp dụng đúng cách hay sao?
Infographic hoặc là hình ảnh trên Pinterest quy tụ idea từ rất rất nhiều bộ máy não bộ. Vô vàn những điều thú vị mà có lẽ tôi không nghĩ ra được. Tôi thường xem và search những thứ có liên quan đến chủ đề mình quan tâm. Xem người ta triển khai thế nào. Từ đó, làm cách tương tự như vậy cho chủ đề của mình. Tuy nhiên, skill này tôi còn yếu lắm và cần tìm các cách khác để kiếm idea thôi.
Cách cuối cùng là đi hỏi đồng nghiệp
Đôi khi, những trường hợp bí idea, đồng nghiệp chính là vị cứu tinh. Nhưng không phải khi nào cũng hỏi được. Nên cách này chỉ là tạm bợ thôi. Và bí mật tôi bật mí cho các bạn cuối bài đây. Cách tôi vượt qua giai đoạn bí idea là tự thân vận động. Tìm, làm, ghi, xóa, vẽ, search… Có action mới có ideation các bạn ạ. Chúc các bạn tìm và áp dụng các cách vượt cạn thế bí idea thành công.
Trả lời