Thời sinh viên của tôi với nghề hát rong - 3CMAR

Thời sinh viên của tôi với nghề hát rong

Thời sinh viên của tôi với nghề hát rong

Thời sinh viên của bạn có từng làm thêm việc gì không? Nếu có chắc chắn đó là trải nghiệm đầu đời ít có thể nào mà bạn có thể quên được. Tôi làm nghề hát rong, nghề mai đây, mốt đó… 

Bài viết dưới đây này sẽ kể một câu chuyện trải nghiệm. Cũng như bài học thú vị về công việc thời sinh viên của tôi!

Bén duyên khi với nghề hát rong

Từ nhỏ tôi đam mê với ca hát thật. Thế nhưng cũng chẳng bao giờ dám nghĩ đến việc tôi sẽ đứng lên sân khấu mà hát cả. Tôi sợ đám đông, sợ chốn đông người,… thế nhưng lại đến một ngày tôi lại được hát mà lại nơi rất đông người…

Để có thể đánh thức được đam mê mà nó đã được chôn vùi từ lâu. Tôi phải cảm ơn ngôi trường FPT Poly nó đã giúp tôi rèn luyện được cái sợ đám đông. Bởi hầu hết các môn học đều phải trải qua việc thi kết thúc môn bằng thuyết trình và biện luận. Tôi vẫn nhớ môn học đầu tiên khi vào trường là môn nhập môn quản trị doanh nghiệp. Đến lúc thi dù đã cố gắng chuẩn bị tinh thần. Nhưng hai bàn tay của tôi cuộn tròn lại gồng lại, chân bủn rủn. Những gì chuẩn bị từ trước đều coi như tong, ôi chỉ nhìn slide và đọc từ đầu đến cuối. Đến đoạn vấn đáp tôi chỉ ú và ớ vì trong đầu chả có gì trong lúc đó cả.

Thế nhưng, dần dần tôi đã quen dần và trở nn tự tin từ lúc nào không biết. Từ đứa sợ hãi đám đông bay giờ đã tự tin hơn hẳn. Lời cảm ơn thứ hai phải nói đến là anh trưởng band nhạc cũng là lớp phó của tôi, trường có cuộc thi “Poly Shine Up” vào tháng 7 năm 2016. Trong lớp có sẵn một band nhạc và chỉ thiếu 1 người hát chính.

Chả biết thế nào mà được band cũng như lớp lại chọn lựa ghi tên tôi vào phiếu đăng ký. Lần đầu được cầm mic và đứng sân khấu thực hiện điều mình thích, cả cuộc đời chả bao giờ nghĩ đến. Từ đó, tôi bén duyên với band nhạc của lớp, bắt đầu tham gia những buổi văn nghệ của trường. Rồi dần dần nhận show ở ngoài và câu chuyện hát rong của tôi bắt đầu từ đây….

Bài học đầu đời đáng nhớ

Không biết nghề làm thêm của bạn như thế nào chứ của tôi cũng thú vị lắm. Bạn biết sao mà tôi nói nghề hát rong mà không phải tên nghề ca hát hay ca sĩ,… Bởi tôi vốn không qua trường lớp bài bản. Quan trọng hơn là chúng tôi không hát cố định một nơi nào cả từ những quán cafe cho sinh viên, khai trương, event,…

Vào một ngày band chúng tôi diễn tại một quán cafe dành cho sinh viên gần trường bách khoa. Sau bạn nữ thì tới lượt tôi, vẫn như mọi hôm lên hát và hát thôi. Thế nhưng đời đâu như là mơ do không có nhiều kiến thức cũng như chưa có nhiều kinh nghiệm. Thế là bắt sai tone nhạc và thế là đoạn điệp khúc bị cao hơn bình thường. Tới đoạn điệp khúc tôi hét chứ chả phải hát nữa. May mắn lúc đó chị trong band biết mà cứu, lúc đó thật sự chẳng biết chui xuống đau để núp. Cố gắng hoàn thành bài hát của mình. 

Từ đó tôi bắt đầu nhận thức được rằng làm gì cũng phải cần phải học, đối với nghề ca hát tố chất 70% và 30% còn lại là sự rèn luyện. Mà cho dù bạn làm bất kỳ một ngành nghề nào đi chăng nữa thì chắc chắn rằng bạn cũng cần phải học hỏi và trao dồi kinh nghiệm của mình.

Những điểm khác biệt của nghề hát là cần biết được kiến thức mà vận dụng nó. Ngoài biết được kiến thức phải luôn luyện tập để cảm nhận được các nốt nhạc để nhận biết nó. Giúp khi hát bạn sẽ biết được nốt, đúng nhịp, đúng cao độ,… đó đã đúng chưa. Nếu không luyện tập thường xuyên thì nó sẽ bỏ quên và khi hát bạn sẽ mất đi kỹ thuật.

Bài học của nhóm nhạc trong quá trình hoạt động

Ngoài việc làm gì cũng nên phải học hỏi cũng như luyện tập.Dưới đây là những bài học cho tôi cũng như là của nhóm trong quá trình hoạt động. 

Không tập trung đúng vào đối tượng khán giả

Trong một đêm nhạc diễn ra tại khách sạn 4 sao, theo như hợp đồng và mong muốn của khách sạn yêu cầu những bài vui vẻ, sôi động. Và đương nhiên lúc đó chúng tôi chỉ lên một list những bài hát có nhịp vui vẻ, sôi động. Và show vẫn diễn ra đúng kế hoạch nhưng khách ở đó đến 90% là người nước ngoài, họ yêu cầu thêm những ca khúc tiếng anh. Và chúng tôi lại không đã không thể chuẩn bị cũng như không đáp ứng được mong muốn của khán giả của mình.

Từ đó có thể rút ra được bài học cho mình là ngoài những yêu cầu của đối tác. Bạn cũng nên phân tích đối tượng sử dụng trực tiếp sản phẩm của mình. Ở trường học của tôi khách hàng là khán giả còn sản phẩm là những ca khúc.

Không chủ động tìm kiếm khách hàng:

Đối với nghề ca hát, cái mà họ sợ nhất đó là mùa mưa. Mưa thông thường thì họ sẽ ít có show diễn, cũng ít có event. Với thói quen được các bầu show hay khách hàng tự tìm đến nên ít có thói quen tìm kiếm các show diễn. Đỉnh điểm vào tháng 11 năm 2018, band nhạc không có một show diễn nào. 

Bạn ngồi yên đợi tiền rơi vào túi của mình ư? sẽ không bao giờ có chuyện đó đâu nhé! Cho dù sản phẩm của bạn có tốt đến đau mà bạn không chủ động thì đừng mong chờ khách hàng biết đến cũng như nhớ đến bạn. Trong tình huống của chúng tôi thì dù band nhạc có đánh hay, người hát có hát hay đến như thế nào đi chăng nữa mà không chủ động marketing thì chắc chắn khách hàng sẽ không nhớ đến cũng như biết mà tìm đến.

Cũng như bạn cần phải giữ liên lạc đối với khách hàng, đối tác của mình. Và cho dù lúc bạn liên lạc với đối tác của bạn, lúc đó họ chưa cần dịch vụ của bạn thì chắc chắn rằng lúc họ cần họ sẽ nhớ đến bạn đầu tiên.

Làm không “đến nơi đến chốn”

Đối với những đứa chân ướt chân ráo bước vào đời ai cũng nghĩ đơn giản chỉ cần hát hay là được. Cũng như gặp phải tình huống khó khăn của nhóm lại dễ dàng nản trí và bỏ chúng nửa chừng. Và lúc đó là lúc chúng tôi kết thúc quãng thời gian học trò, mỗi đứa mỗi nơi, nhóm hát rong của chúng tôi cũng rã từ đó.

Cho dù bạn có làm bất kỳ công việc nào, bạn cũng nên kiên trì với công việc của mình. Tôi khuyên bạn nếu như gặp những trường hợp khó khăn, thay vì suy nghĩ đến lý do và chỉ trích bạn nên tập trung kiếm cách giải quyết lúc đó là tốt nhất. Khi công việc của mình đang phát triển tốt thì cũng nên giữ gìn và tiếp tục nuôi dưỡng nó. Khi mà bạn thành công với điều bạn thích, những điều bạn mong muốn thì lúc đó bạn sẽ cảm thấy được cuộc sống này có ý nghĩa lắm đấy!

Tuy thời gian chúng tôi cùng trải qua quãng thời gian hát rong ngắn ngủi đó. Thế nhưng nó cũng mang lại cho tôi những bài học cũng như những người bạn, người đồng nghiệp đầu tiên trong cuộc đời của mình. 

Hy vọng những trải nghiệm bài học về cái nghề hát rong có thể giúp ích được cho bạn. Chúc bạn đạt được những điều mình muốn và thành công với công việc bạn chọn.

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *